Dịch hạch hay còn được gọi là “Cái chết đen”, căn bệnh đã lấy đi tính mạng của 1/3 dân số Châu Âu và là một trong những căn bệnh truyền nhiễm gây ám ảnh nhất trong lịch sử nhân loại. Vậy bệnh dịch hạch có những điều gì cần lưu ý? Cùng Mosfly tìm hiểu ngay nhé!
1. Bệnh dịch hạch là gì?
Bệnh dịch hạch là bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn Yersinia pestis gây nên. Trong quá khứ, dịch hạch đã tạo ra nhiều đại dịch kinh khủng, lấy đi sinh mạng của hàng trăm triệu người trên thế giới. Tại Việt Nam, từ năm 1960 đến 1970, đã có khoảng 10.000 người mắc bệnh mỗi năm và là nước đứng đầu thế giới.
Khi đã khỏi bệnh, bệnh nhân có thể được miễn dịch. Tuy nhiên, điều này chỉ mang tính chất tương đối, người bệnh có thể tái nhiễm khi gặp phải số lượng vi khuẩn lớn.
2. Nguyên nhân gây nên bệnh dịch hạch
Dịch hạch do vi khuẩn Yersinia pestis lây truyền sang người thông qua 2 con đường, bao gồm:
2.1. Lây truyền qua trung gian bọ chét
Vi khuẩn gây bệnh lây truyền sang người từ các động vật gặm nhấm như thỏ, chuột,… thông qua vector trung gian là bọ chét nhiễm khuẩn. Ở Việt Nam, bọ chét Xenopsylla cheopis sống ký sinh chủ yếu trên chuột là vector lây bệnh. Đây là đường lây lan dịch hạch phổ biến nhất.
Sau khi bọ chét hút máu của vật chủ (chuột), vi khuẩn gây dịch hạch sẽ nhân lên trong tiền dạ dày của bọ chét làm tắc nghẽn đường tiêu hóa. Khi bọ chét đốt vật chủ mới (con người) vi khuẩn sẽ theo vết đốt vào cơ thể vật chủ mới và gây bệnh.
2.2. Lây truyền trực tiếp
Bên cạnh trung gian bọ chét, dịch hạch cũng có thể lây lan từ vật chủ bệnh sang vật chủ lành bằng đường lan truyền trực tiếp bao gồm:
- Hô hấp: Thông qua hít phải vi khuẩn dịch hạch tồn tại trong không khí, từ việc tiếp xúc với dịch hạch thể phổi hoặc vật chủ chết vì dịch hạch.
- Tiêu hóa: đây là đường lan truyền ít gặp, do vi khuẩn dịch hạch thường dễ bị tiêu diệt khi đun sôi, nấu chín.
- Da, niêm mạc: vi khuẩn gây nên dịch hạch Yersinia pestis có thể xâm nhập trực tiếp thông qua cả da lành và các vết thương hở trên da.
3. Triệu chứng của bệnh dịch hạch
Các triệu chứng của bệnh dịch hạch được chia làm 4 thể chính, bao gồm: thể hạch, thể phổi, thể da và thể nhiễm khuẩn huyết.
3.1. Dịch hạch thể hạch
Đây là thể bệnh dịch hạch phổ biến nhất. Gồm 3 giai đoạn:
- Giai đoạn ủ bệnh: Trung bình trong 2 – 5 ngày, có thể kéo dài từ vài giờ đến 8 – 10 ngày. Giai đoạn này người bệnh chưa có biểu hiện lâm sàng.
- Giai đoạn khởi phát: Sau thời gian ủ bệnh, người bệnh đang khỏe mạnh đột ngột trở nên mệt mỏi, nhức đầu, chóng mặt, buồn nôn, sốt cao, rét run, đau nhức khắp người và đau nhiều ở những vị trí sắp sưng hạch.
- Giai đoạn toàn phát: Xuất hiện sau giai đoạn khởi phát vài giờ hoặc 1 – 2 ngày. Giai đoạn này có biểu hiện đặc trưng là viêm hạch ở những vị trí gần khu vực bị bọ chét đốt và tình trạng nhiễm trùng nhiễm độc nặng nề. Hạch viêm sưng to, rất đau, rồi hóa mủ và tự vỡ nếu không được điều trị sớm, chảy ra mủ lẫn máu. Các vị trí thường gặp nhất là vùng đùi bẹn, nách, cổ, dưới hàm và dọc cơ ức đòn chũm.
3.2. Dịch hạch thể phổi
Ở thể này, bệnh khởi phát rất nhanh sau thời gian ngắn ủ bệnh. Chỉ sau một vài giờ, các triệu chứng của bệnh bắt đầu xuất hiện và nặng dần lên:
- Rét run, sốt rất cao, trên 40 độ,
- Nhức đầu, mệt mỏi
- Mạch nhanh, huyết áp giảm
- Khó thở, thở nhanh.
- Ho nhiều, có đờm và máu.
3.3. Dịch hạch thể da
Dịch hạch thể da thường chỉ có biểu hiện tại chỗ. Các nốt dát xuất hiện ngay tại vị trí vi khuẩn xâm nhập, sau đó tiến triển thành mụn nước rồi mụn mủ lẫn máu, khi chạm vào sẽ rất đau.
Da có mụn mủ, xung huyết, thâm nhiễm, có gờ cao. khi mụn mủ vỡ để lại vết loét với đáy thâm nhiễm vàng, phủ vảy đen. Các vết loét này lâu lành và chậm liền sẹo.
3.4. Dịch hạch thể nhiễm khuẩn huyết
Bệnh dịch hạch thể nhiễm khuẩn huyết có biểu hiện tình trạng nhiễm trùng, nhiễm độc ngay cả khi hạch ngoại vi chưa bị viêm. Các triệu chứng có thể gặp phải bao gồm:
- Sốt cao, trên 40 độ, kèm rét run.
- Kích động, mê sảng hoặc li bì.
- Rối loạn hô hấp và tim mạch.
- Bụng chướng, tiêu chảy.
- Xuất huyết da, niêm mạc và các cơ quan.
4. Biến chứng của bệnh dịch hạch
Ngoài những thể dịch hạch, bệnh còn có các biến chứng như: Hạch vỡ hoặc hóa mủ; phù phổi cấp, suy hô hấp, suy tim sung huyết; xuất huyết tiêu hóa; sốc nhiễm khuẩn, suy đa tạng;…
5. Cách phòng tránh bệnh dịch hạch
Để phòng ngừa bệnh dịch hạch có thể áp dụng các biện pháp phòng ngừa sau đây:
- Diệt chuột: Nên diệt chuột 1 đến 2 lần, định kỳ hằng năm, tương ứng với khoảng thời gian sinh sản của loài vật này bằng đặt bẫy, keo dính, hóa chất đã được cấp phép.
- Diệt bọ chét: Sử dụng các sản phẩm bình xịt côn trùng thường xuyên và đúng cách để loại bỏ bọ chét trong nhà và môi trường xung quanh.
Hiện nay, ở Việt Nam vẫn chưa tiêm phòng vắc xin dịch hạch. Vì vậy, để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình, mỗi người cần đảm bảo môi trường sống sạch sẽ, thông thoáng, phòng tránh triệt để tiếp xúc với côn trùng và các sinh vật gây hại.
6. Biện pháp phòng bệnh cho mọi gia đình
Là thương hiệu đến từ Malaysia, trong suốt hơn 30 năm có mặt tại thị trường Việt Nam, Mosfly đã từng bước hòa nhập và dần trở thành thương hiệu quen thuộc được hàng triệu người tiêu dùng tin tưởng.
Các sản phẩm của Mosfly luôn được chú trọng sử dụng công nghệ hiện đại, thân thiện môi trường và không gây hại cho con người. Thành công của Mosfly được định hình và minh chứng qua thời gian bằng sự hài lòng và niềm tin yêu của khách hàng trong hơn 3 thập kỷ.
Không chỉ dừng lại là một thương hiệu diệt muỗi và côn trùng, Mosfly với sứ mệnh trở thành thương hiệu quốc dân của mọi nhà, luôn sẵn sàng đồng hành cùng bạn trong việc bảo vệ sức khỏe và phòng ngừa bệnh từ muỗi và côn trùng có hại.
Để phòng tránh bệnh dịch hạch, sản phẩm xịt muỗi và côn trùng của Mosfly chắc chắn sẽ là sự lựa chọn tuyệt vời cho mọi gia đình.