Sốt xuất huyết và những điều cần lưu ý

SỐT XUẤT HUYẾT VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý

Sốt xuất huyết là một trong những căn bệnh truyền nhiễm do côn trùng phổ biến và nguy hiểm nhất hành tinh. Hãy cùng Mosfly tìm hiểu về căn bệnh này ngay nhé!

1. Bệnh sốt xuất huyết là gì?

Sốt xuất huyết là một loại bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus Dengue gây ra. Bệnh có khả năng lây truyền từ người sang người thông qua mầm bệnh của muỗi vằn thuộc giống Aedes.

Sốt xuất huyết có thể xuất hiện quanh năm, nhiều nhất vào mùa mưa, mùa muỗi cái sinh sản. Bệnh có ở cả người lớn và trẻ em với nhiều triệu chứng từ nhẹ đến nguy hiểm.

Khi bị sốt xuất huyết, người bệnh cần được chăm sóc và theo dõi thường xuyên, đúng cách. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể chuyển biến nặng, thậm chí tử vong.

Sốt xuất huyết là gì?
Sốt xuất huyết có ở cả người lớn và trẻ em với nhiều triệu chứng từ nhẹ đến nguy hiểm.

2. Nguyên nhân gây sốt xuất huyết

Virus Dengue, thông qua trung gian muỗi vằn Aedes là nguyên nhân truyền bệnh sốt xuất huyết từ người bệnh sang người lành.

Virus Dengue có 4 chủng huyết thanh là DEN-1, DEN-2, DEN-3 và DEN-4. Việt Nam hiện xuất hiện cả 4 chủng này. Do đó, sau khi mắc sốt xuất huyết DEN-1, người bệnh vẫn có thể bị sốt xuất huyết DEN-2.

Khi virus Dengue tấn công vào cơ thể người, chúng sẽ di chuyển và sống trong máu từ 2 – 7 ngày. Quá trình virus lây từ muỗi sang người, rồi từ người bệnh sang muỗi trở thành một vòng tuần hoàn khiến dịch bệnh sốt xuất huyết trở nên khó kiểm soát.

Nguyên nhân gây sốt xuất huyết
Muỗi vằn là trung gian truyền bệnh sốt xuất huyết

3. Triệu chứng sốt xuất huyết 

Sốt xuất huyết có nhiều triệu chứng đa dạng và dễ nhầm lẫn, diễn biến từ nhẹ đến nặng. Tùy theo từng mức độ của bệnh, biểu hiện của sốt xuất huyết bao gồm:

3.1. Triệu chứng sốt xuất huyết thể nhẹ

Mức độ nhẹ thường xuất hiện ở người mới mắc sốt xuất huyết lần đầu do chưa có miễn dịch với virus Dengue. Ở mức độ này, các triệu chứng điển hình và không nguy hiểm.

Bệnh thường bắt đầu với triệu chứng sốt kéo dài từ 4 – 7 ngày từ khi bị muỗi truyền bệnh. Ngoài ra, các triệu chứng khác của bệnh như:

  • Sốt cao, lên đến 40,5 độ C;
  • Đau đầu nặng, đau dưới mắt;
  • Đau khớp và các cơ;
  • Ói mửa và buồn nôn;
  • Phát ban.

Từ 3 – 4 ngày sau khi bắt đầu sốt sẽ phát ban đỏ và dần thuyên giảm sau 1 – 2 ngày. Người bệnh có thể phát ban lại một lần nữa vào ngày sau đó.

Triệu chứng sốt xuất huyết thể nhẹ
Sốt và đau đầu là hai triệu chứng cơ bản của sốt xuất huyết

3.2. Triệu chứng sốt xuất huyết thể nặng

Ở mức độ này, các biểu hiện của sốt xuất huyết có nhiều diễn biến nguy hiểm:

  • Người bệnh đột nhiên đau bụng, đau vùng gan, cơn đau tăng dần theo thời gian;
  • Mệt mỏi, bồn chồn, cơ thể li bì;
  • Số lần đi tiểu và số lượng nước tiểu giảm hơn;
  • Chảy máu chân răng, nướu răng, mũi và một số bộ phận khác;
  • Chảy máu niêm mạc, nội tạng;
  • Đi ngoài và nôn ra máu;
  • Giảm tiểu cầu;
  • Da xung huyết, dễ bầm tím;
  • Sốc giảm thể tích, xuất huyết nặng, suy đa cơ quan.

Trường hợp xuất huyết não là rất khó nhận biết nhất, vì triệu chứng thường không rõ ràng, người bệnh có thể chỉ bị sốt, đau đầu. Sau đó dần bị liệt chân, tay hoặc liệt nửa người và hôn mê, dẫn đến tử vong.

Triệu chứng sốt xuất huyết thể nặng
Chảy máu chân răng, nướu răng, mũi và một số bộ phận khác là biểu hiện của bệnh nặng

3.3. Triệu chứng sốt xuất huyết ở trẻ em

Các triệu chứng sốt xuất huyết ở trẻ em thường khó nhận biết vì biểu hiện không rõ ràng. Do đó, các bậc phụ huynh cần lưu ý một vài biểu hiện của trẻ như sau:

  • Dấu hiệu đầu tiên là sốt: Trẻ đột ngột sốt cao liên tục khoảng 39 – 40 độ và kéo dài từ 2 – 7 ngày.
  • Dấu hiệu thứ 2 là chán ăn: Trẻ bỗng trở nên chán ăn và nhạt miệng, không muốn ăn bất cứ gì, kể cả món ăn ưa thích.
  • Dấu hiệu thứ 3 là quấy khóc: Cơ thể trẻ khi này luôn trong trạng thái mệt mỏi, buồn nôn, xuất hiện những cơn đau bụng dưới. Vì vậy trẻ sẽ có biểu hiện quấy khóc, khó chịu và cáu gắt.
  • Dấu hiệu thứ 4 là phát ban: Dưới da bắt đầu xuất hiện các vết ban đỏ nổi li ti, xuất huyết dưới da. Có trường hợp chảy máu chân răng hoặc chảy cháy cam.

Sau khi diễn biến vài ngày, nếu không được chữa trị kịp thời, tình trạng bệnh sẽ trở nên nặng hơn. Các cơ xương khớp bắt đầu đau nhức dần, lan dần lên đến nhức hai hố mắt.

Trường hợp nặng nhất khi trẻ mắc sốt xuất huyết là sốc. Người bệnh sẽ bị nôn hoặc đi ngoài ra máu. Ở giai đoạn này, cần đưa bệnh nhân tới ngay bệnh viện để điều trị kịp thời.

Triệu chứng sốt xuất huyết ở trẻ em
Các triệu chứng sốt xuất huyết ở trẻ em thường khó nhận biết vì biểu hiện không rõ ràng.

4. Các giai đoạn của bệnh sốt xuất huyết

Sốt xuất huyết diễn biến qua 3 giai đoạn bao gồm: Giai đoạn sốt, giai đoạn nguy hiểm và giai đoạn phục hồi.

4.1. Giai đoạn sốt

Giai đoạn sốt hay còn gọi là giai đoạn ủ bệnh. Trong 3 ngày đầu, bệnh có những biểu hiện như:

  • Bệnh nhân sốt cao đột ngột từ 39 – 40 độ C.
  • Cơ thể trở nên mệt mỏi, đau nhức ở đầu và các khớp, đau vùng hốc mắt và có thể viêm long đường hô hấp trên.
  • Chán ăn, buồn nôn và nôn mửa.
  • Xuất hiện xung huyết, phát ban đỏ dưới da.
Giai đoạn ủ bệnh
Sốt là biểu hiện đầu tiên của sốt xuất huyết

4.2. Giai đoạn xuất huyết 

Sau thời gian ủ bệnh, từ ngày thứ 3 đến ngày thứ 7 là giai đoạn nguy hiểm của sốt xuất huyết. Ở giai đoạn này, người bệnh có thể còn sốt hoặc đã giảm sốt. Các triệu chứng xuất huyết dần xuất hiện từ nhẹ đến nặng do giảm tiểu cầu. Trong trường hợp nguy hiểm, bệnh có thể có những biểu hiện như:

  • Đau bụng nhiều;
  • Vật vã, lừ đừ, li bì;
  • Đau vùng hạ sườn phải;
  • Nôn ói;
  • Nếu bị thoát huyết tương nhiều sẽ dẫn đến sốc, vật vã, bứt rứt, li bì, lạnh đầu các ngón tay chân, huyết áp tụt;
  • Xuất huyết dưới da, biểu hiện là các nốt xuất huyết rải rác, các chấm xuất huyết thường có ở mặt trước hai cẳng chân và mặt trong hai cánh tay, bụng, đùi, mạn sườn hoặc những mảng bầm tím;
  • Xuất huyết niêm mạc, biểu hiện là chảy máu chân răng, chảy máu mũi, nôn ra máu, tiêu phân đen hoặc tiêu ra máu, xuất huyết âm đạo.

Một vài trường hợp diễn biến nặng có thể có biểu hiện suy tạng, rối loạn tri giác, viêm cơ tim.

Giai đoạn xuất huyết
Xuất huyết là giai đoạn nguy hiểm nhất của sốt xuất huyết

4.3. Giai đoạn hồi phục

Các dấu hiệu của sốt xuất huyết giảm dần trong 48 giờ. Người bệnh hết sốt, tổng thể khỏe lên, biết thèm ăn và tiểu tiện nhiều hơn, tiểu cầu bắt đầu tăng.

Giai đoạn hồi phục
Người bệnh hồi phục sẽ bắt đầu có cảm giác thèm ăn

5. Biện pháp phòng ngừa bệnh sốt xuất huyết

Để phòng chống sự lây lan của mầm bệnh sốt xuất huyết, cần hạn chế tối đa sự phát triển của muỗi và tránh bị muỗi đốt.

  • Hạn chế tạo môi trường cho muỗi sinh sôi: Dọn dẹp, đậy kín chai, lọ, thả cá, thường xuyên rửa sạch các dụng cụ chứa nước, loại bỏ những nơi nước đọng, thông dòng cống rãnh, ao hồ,…
  • Ngủ màn, mặc quần áo dài ngay cả ban ngày.
  • Phát quang bụi rậm, những vị trí có bóng tối.
  • Thường xuyên xịt muỗi trong và ngoài không gian sống hoặc sử dụng các vật dụng có thể tiêu diệt, xua đuổi muỗi.
Sử dụng thuốc xịt muỗi đúng cách
Cần biết cách sử dụng thuốc xịt muỗi để đạt hiệu quả

Để phòng tránh sự lây lan của sốt xuất huyết, sản phẩm xịt muỗi và côn trùng của Mosfly chắc chắn sẽ là sự lựa chọn tuyệt vời cho mọi gia đình.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

.
.
.
.