Bạn có thắc mắc rằng vì sao muỗi phải hút máu những sinh vật khác để sống? Và con muỗi hay chích chúng ta là muỗi đực hay muỗi cái? Cùng Mosfly tìm hiểu những sự thật thú vị về loài muỗi ngay nhé!
1. Lược sử loài muỗi
Muỗi là tên gọi chung cho một họ côn trùng gồm khoảng 3600 loài, thuộc bộ Hai cánh (Diptera).
Loài muỗi đã có mặt trên quả đất từ khoảng ít nhất 200 triệu năm trước. Để trở thành quái vật hút máu tí hon như ngày nay, chúng đã trải qua quá trình tiến hóa liên tục và mang đến nhiều loại bệnh nguy hiểm như:
- Virus West Nile;
- Virus Zika;
- Virus Chikungunya;
- Sốt xuất huyết Dengue;
- Sốt rét;
- Sốt Vàng.
Hiện nay, trên thế giới có gần 3000 giống muỗi khác nhau, có loài có lợi, có loài gây hại, tạo ra nhiều dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm.Tại Việt Nam có đến khoảng hơn 100 giống muỗi, trong đó có 3 giống phổ biến nhất là muỗi vằn Aedes Aegypti, muỗi Culex và Anopheles.
2. Cấu trúc cơ thể của muỗi
Cơ thể của muỗi được chia thành 3 phần: phần đầu, phần ngực và phần bụng.
2.1. Phần đầu
Đầu của muỗi bao gồm tất cả các bộ cảm biến như: cảm biến hóa học, cảm biến nhiệt, cảm biến hình ảnh và chúng có vòi để hút máu.
- Râu: Cơ quan dài có lông vũ, giúp muỗi phát hiện carbon dioxide từ hơi thở của con người và sự chuyển động của không khí.
- Vòi: Vòi của muỗi cái có thể xuyên qua da người hoặc động vật để hút máu. Còn vòi của con đực lại không đủ mạnh để đâm thủng da và con đực không ăn máu. Cả muỗi cái và muỗi đực đều dùng vòi để ăn mật hoa và nước hoa quả.
- Mắt: Muỗi có hai mắt kép lớn, là công cụ đắc lực giúp chúng phát hiện chuyển động.
- Xúc tua: Các cơ quan nằm giữa các râu, có chức năng cảm nhận mùi.
2.2. Phần ngực
Ngực là phần ở giữa kết nối giữa đầu và bụng, bao gồm: hai cánh, đôi chuỳ và 6 chân.
- Đôi chùy: Một cơ quan giống cánh nhỏ, được sử dụng để lái khi muỗi bay.
- Cánh: Có hai cánh dùng để bay.
- Chân: Có sáu chân, gồm 3 bộ phận:
- Xương đùi: Phần trên của chân.
- Xương chày: Phần giữa của cẳng chân.
- Bàn chân: Phần cuối của chân giúp muỗi có thể đứng và đi được trên mặt nước.
2.3. Phần bụng
Bụng muỗi là phần kết nối với lồng ngực, đóng vai trò là dạ dày, hệ thống sinh sản và một phần của hệ thống hô hấp. Ở đây chứa hệ tiêu hóa và các cơ quan bài tiết để thực hiện nuôi sống cơ thể. Muỗi có thể hấp thụ lượng thức ăn lớn gấp 3 lần cơ thể chúng.
Cơ quan sinh dục: Nơi trứng được phóng thích ra từ cá cái.
3. Những sự thật thú vị về muỗi
Mặc dù loài muỗi đã quá quen thuộc với cuộc sống con người. Song, loài sinh vật nguy hiểm nhất hành tinh này vẫn còn có rất nhiều “bí mật động trời” mà không phải ai cũng biết.
3.1. Mật hoa là thức ăn chính của muỗi.
Loài muỗi luôn được cho là “những kẻ khát máu”, bởi chúng thường xuyên hút máu của con người và động vật. Vì lẽ đó mà nhiều người lầm tưởng rằng muỗi hút máu để tồn tại.
Tuy nhiên, mật hoa mới là món ăn chính của muỗi. Tương tự như loài ong, chúng sẽ bị cuốn hút bởi hương thơm của các loại mật hoa, quả có lượng đường cao. Đây cũng là nguồn cung cấp năng lượng chính cho muỗi và điều này cũng giúp thụ phấn cho hoa.
Chỉ khi đến kỳ sinh sản, muỗi cái mới đi hút máu để đẻ trứng.
3.2. Chỉ muỗi cái hút máu người, muỗi đực vô hại.
Vào giai đoạn sinh sản, muỗi cái cần protein có trong máu động vật để phát triển trứng, đây chính là cơ chế sinh học của loài muỗi.
Do đó, cấu tạo vòi của con cái không có những sợi lông mịn như con đực mà giống như hình cây kim, nhờ vậy mà muỗi cái có thể dễ dàng đâm vào da người và động vật.
3.3. Muỗi có thể cắn xuyên qua quần áo.
Những chất liệu mềm như quần thun, quần yoga hoặc áo vải mỏng không thể ngăn việc bị muỗi cắn. Cấu tạo kim chích của muỗi giúp chúng dễ dàng xuyên kim qua lớp vải và thực hiện hành vi của mình.
Vì vậy, việc mặc bộ đồ phủ toàn thân sẽ không phải là một phương pháp chống muỗi hiệu quả. Nếu phải ngủ ở nơi có nhiều muỗi, cần trang bị các sản phẩm chống muỗi an toàn, hiệu quả.
3.4. Muỗi rất thích chuối.
Trong dầu chuối có chứa nhiều axit béo, đây là nguồn cung cấp lượng đường cần thiết cho sự sinh tồn của muỗi. Ngoài ra mùi hương của chuối cũng có tác dụng thu hút muỗi. Vì vậy, chuối cũng là 1 công cụ bẫy muỗi tiềm năng.
3.5. Người uống rượu bia thu hút muỗi nhiều hơn.
Muỗi cái rất thích người có hơi men. Mùi của cơ thể của con người khi say vô cùng hấp dẫn đối với muỗi cái. Thêm vào đó, thân nhiệt của người say thường cao và liên tục đổ mồ hôi. Đây là lý do vì sao uống bia thường xuyên dễ dẫn đến sốt xuất huyết.
3.6. Muỗi không xỉn khi hút máu người say
Nếu bạn nghĩ, khi muỗi hút máu người say thì chúng cũng sẽ say theo, và không thể bay được thì bạn đã sai. Máu sau khi được muỗi hút lên từ kim sẽ không đi vào trực tiếp trong huyết mạch của muỗi mà đến khoang chứa lưu trữ.
Do đó, muỗi vẫn rất tỉnh táo sau khi đã hút máu người say.
3.7. Muỗi nhìn thấy bằng nhiệt độ
Đôi mắt của muỗi không nhìn được hình ảnh hay màu sắc mà được trang bị tầm nhìn bằng nhiệt độ, giúp muỗi định vị nạn nhân thông qua thân nhiệt của họ.
Đáng sợ hơn nữa, khả năng đánh hơi được khí CO2 giúp muỗi dễ dàng tìm ra con mồi qua hơi thở. Như vậy, những người có thân nhiệt cao hơn, hơi thở nhanh hơn sẽ là đối tượng ưu tiên trở thành mồi của muỗi.
3.8. Phụ nữ mang thai dễ bị muỗi cắn hơn.
Trong giai đoạn mang thai, lượng máu trong cơ thể mẹ bầu thường sẽ tăng lên từ 30 – 50% so với những người bình thường. Thân nhiệt sẽ cao hơn, hơi thở cũng mạnh hơn khiến lượng CO2 thở ra nhiều hơn.
Vì muỗi nhìn thấy qua nhiệt độ, nên các mẹ bầu chính là đối tượng dễ vào tầm ngắm nhất với muỗi. Những bệnh được lây truyền từ muỗi rất nguy hiểm đến sức khỏe người mẹ và thai nhi. Do đó cần hạn chế tối đa việc muỗi xuất hiện quanh môi trường sống.
3.9. Muỗi là “món ăn ngon” của dơi.
Khi đến mùa mưa, những chú dơi sẽ được thỏa sức ăn món buffet muỗi chất lượng. Thông thường, một con dơi có thể ăn được 1200 con muỗi trong vòng 1 giờ, và mỗi đêm có thể lên đến 6000 hoặc 8000 con muỗi.
Với khả năng bay và xác định mục tiêu siêu việt của loài dơi, thì đây không phải là con số quá bất ngờ. Nếu bắt gặp dơi ở khu vực có nhiều muỗi, có lẽ ta nên cảm ơn chúng 1 tiếng nhỉ?
3.10. Muỗi cái có thể sinh 300 trứng trong một lần.
Như một nhà máy sản xuất lăng quăng số lượng lớn, thời gian giao hàng nhanh. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, một con muỗi cái có thể sinh được 900 ấu trùng muỗi trong thời vòng 2 tuần và chúng sẽ sinh sản khoảng 6 – 8 lần trong suốt cuộc đời của mình.
3.11. Vợt muỗi, đèn bắt muỗi đều bất lực trước loài muỗi.
Những công cụ bắt muỗi chỉ có tác dụng nhanh chóng với muỗi trưởng thành. Tuy nhiên, với tốc độ sinh sản khủng khiếp, các thiết bị bắt muỗi chỉ tiêu diệt khoảng 1% dân số muỗi, những ấu trùng của chúng mới là mối nguy hại lớn.
Vậy nên, vợt muỗi chỉ có tác dụng xoa dịu nỗi cay cú do muỗi tạm thời. Cần có biện pháp diệt muỗi tận gốc, không tạo môi trường sinh sản cho chúng. Việc xịt muỗi thường xuyên, đúng cách sẽ giúp môi trường sống an toàn và đạt hiệu quả diệt muỗi cao.
3.12. Muỗi cái sống thọ hơn muỗi đực.
Trung bình tuổi thọ của muỗi trưởng thành từ khoảng 2 – 4 tuần, tùy thuộc vào chủng loài và môi trường sống. Muỗi cái thông thường sống lâu hơn muỗi đực.
Muỗi đực sau khi giao phối, vòng đời của chúng chỉ kéo dài khoảng 10 – 15 ngày và chủ yếu ăn nhựa cây để duy trì sự sống. Còn muỗi cái có thể sống khoảng 2 tháng trong điều kiện môi trường bình thường, gấp 3 thời gian so với muỗi đực.
3.13. Muỗi vô cùng sợ lạnh.
Cơ thể của muỗi không có bộ phận tạo thân nhiệt như con người. Điều này giúp muỗi tiết kiệm năng lượng hơn. Khi nhiệt độ môi trường thay đổi, cơ thể muỗi sẽ tự động thích nghi.
Khi nhiệt độ hạ xuống thấp hơn 26 độ C, chúng sẽ bắt đầu hoạt động chậm hơn. Và khi nhiệt độ xuống thấp hơn 10 độ C, muỗi bắt đầu thiết lập chương trình “ngủ đông”. Lúc này chúng sẽ không còn xuất hiện nhiều như trước và chỉ hoạt động trở lại khi nhiệt độ đã tăng lên.
3.14. Mùi bạc hà khiến muỗi bối rối.
Muỗi rất yêu thích khí carbon dioxide (CO2) mà con người thở ra. Tuy nhiên. một số mùi hương như bạc hà, trái cây, chocolate,… có thể làm bộ phận nhận biết khí CO2 của muỗi bị vô hiệu hóa, khiến chúng gặp khó khăn trong việc tìm thức ăn.
4. Biện pháp phòng bệnh cho mọi gia đình
Là thương hiệu đến từ Malaysia, trong suốt hơn 30 năm có mặt tại thị trường Việt Nam, Mosfly đã từng bước hòa nhập và dần trở thành thương hiệu quen thuộc được hàng triệu người tiêu dùng tin tưởng.
Các sản phẩm của Mosfly luôn được chú trọng sử dụng công nghệ hiện đại, thân thiện môi trường và không gây hại cho con người. Thành công của Mosfly được định hình và minh chứng qua thời gian bằng sự hài lòng và niềm tin yêu của khách hàng trong hơn 3 thập kỷ.
Không chỉ dừng lại là một thương hiệu diệt muỗi và côn trùng, Mosfly với sứ mệnh trở thành thương hiệu quốc dân của mọi nhà, luôn sẵn sàng đồng hành cùng bạn trong việc bảo vệ sức khỏe và phòng ngừa bệnh từ muỗi và côn trùng có hại.
Để phòng tránh các tác nhân gây hại từ muỗi, sản phẩm xịt muỗi và côn trùng của Mosfly chắc chắn sẽ là sự lựa chọn tuyệt vời cho mọi gia đình.