Trong tất cả các loài côn trùng, ruồi nhà có lẽ là “người bạn” thân thiết nhất với con người, bởi ở đâu có nhà là ở đó sẽ có bóng dáng của chúng xuất hiện. Chúng luôn sinh sống ở những nơi có độ bẩn cao nhất trong nhà, và mang những vết bẩn đến mọi khu vực gần đó. Vậy vòng đời của ruồi nhà như thế nào và tuổi thọ của chúng là bao lâu? Cùng Mosfly tìm hiểu ngay nhé!
1. Vòng đời của ruồi nhà
Ruồi xuất hiện ở khắp mọi nơi, chúng bâu vào thức ăn và là nguyên nhân lây bệnh truyền nhiễm cho con người. Bốn giai đoạn phát triển của ruồi, bao gồm: Trứng ruồi, ấu trùng, nhộng và ruồi trưởng thành.
1.1. Giai đoạn trứng ruồi
Vào mùa sinh sản, ruồi bắt đầu tìm kiếm những nơi thích hợp để đẻ trứng. Chúng thường chọn những khu vực tối tăm, ẩm ướt như: xác động vật, thực vật, bãi rác, hố chôn, phân động vật và phân người…Sau đó, ruồi cái sẽ tiến hành quá trình sinh sản của mình.
Một con ruồi cái có khả năng đẻ từ 150 – 200 trứng trong một bọc. Trong vòng vài ngày, nó sẽ sản xuất khoảng 5 hoặc 6 bọc trứng. Trứng ruồi màu trắng đục dài khoảng 1.2mm. Trong suốt vòng đời, ruồi cái sinh sản 4 lần với khoảng 900 trứng, sau đó ruồi cái sẽ chết. Tiếp theo, ấu trùng sẽ nở ra trong khoảng từ 1 – 3 ngày.
1.2. Giai đoạn ấu trùng ruồi
Khi trứng nở ra, ấu trùng của ruồi được gọi là giòi. Giòi sau chui ra từ vỏ trứng, chúng bắt đầu ăn những thứ gần mình. Do đó, thức ăn chính của chúng chủ yếu xác là động vật, thức ăn dư thừa ở bãi rác… Đây cũng là giai đoạn chúng tích lũy năng lượng, chuẩn bị cho quá trình tiếp theo.
Sau khoảng 3 – 5 ngày, khi đã hấp thụ đủ Protein và dưỡng chất, ấu trùng ruồi sẽ tìm đến những nơi khô ráo, tối tăm và mát mẻ để tiến hành quá trình lột xác 2 lần, tạo kén và hoá nhộng.
1.3 Giai đoạn nhộng ruồi
Nhộng ruồi có chức năng tương tự như kén của loài bướm, chúng chắc chắn và có lớp vỏ nâu bảo vệ giòi khi này đã bị động, đang phát triển bên trong. Nhộng ruồi có hình trụ, đầu tròn dài khoảng 1.2mm. Ban đầu nhộng màu vàng nhạt, sau đó chuyển dần qua màu nâu sẫm.
Tùy thời gian và điều kiện lý tưởng mà kén ruồi lột xác thành ruồi trưởng thành khác nhau. Thông thường sẽ trong khoảng từ 2-6 ngày, tùy môi trường và giống loài.
1.4. Ruồi trưởng thành
Sau một hành trình dài phát triển gian nan, cơ thể giòi đã đầy đủ các bộ phận bao gồm 6 chân và 1 đôi cánh. Lúc này ruồi tự phá kén và chui ra ngoài.
Ruồi trưởng thành có kích thước từ 5 – 8mm. Toàn thân phủ một lớp lông mỏng. Thời gian này ruồi chưa phát triển đầy đủ. Ruồi đực cần 16 giờ, ruồi cái cần 24 giờ để chúng có được một cơ thể hoàn hảo.
Và sau chỉ 2 – 6 ngày ngày chúng bắt đầu quá trình giao phối, ruồi cái đã có thể sinh sản và bắt đầu vòng đời tiếp theo.
2. Tuổi thọ của loài ruồi
Tính từ giai đoạn trứng ruồi, tuổi thọ của ruồi thường kéo dài trong khoảng 15 – 30 ngày, tùy thuộc vào nhiệt độ và điều kiện sống. Đối với ruồi trưởng thành, thời gian chúng sống bên ngoài môi trường sẽ trong khoảng 14 ngày.
3. Tác hại của ruồi
Mặc dù thời gian tồn tại của ruồi vô cùng ngắn ngủi, thế nhưng những ảnh hưởng tiêu cực của chúng đến cuộc sống và sức khỏe của con người là vô cùng lớn. Với đặc tính sinh sống ở nơi rất bẩn và gần con người, chúng là trung gian lây truyền nhiều mầm bệnh nguy hiểm.
Những loại bệnh do ruồi gây nên, gồm có:
- Bệnh qua đường tiêu hóa như lỵ trực trùng, lỵ amip, tả, thương hàn, giun đũa, giun tóc, ấu trùng sán lợn;
- Bệnh về mắt như mắt hột, nhiễm khuẩn mắt, bệnh giun mắt Thelazia;
- Bệnh ngoài da như viêm da cấp tính, nấm da, bệnh phong (hủi).
4. Các phương pháp diệt ruồi nhanh chóng
4.1. Sử dụng túi nilon
Đây là cách được nhiều người làm kinh doanh thực phẩm áp dụng. Đổ nước vào túi nilon trong suốt, treo túi ở nơi cần đuổi ruồi. Với cấu trúng mắt kép với hàng nghìn thủy tinh tí hon của ruồi, ánh sáng phản chiếu từ túi nilon sẽ làm ruồi sợ hãi và bỏ đi.
Tuy nhiên, phương pháp này thường chỉ hiệu quả khi sử dụng vào ban ngày và trong ánh sáng tốt.
4.2. Giữ gìn vệ sinh nơi ở sạch sẽ thoáng mát
Một không gian sống sáng sủa, sạch sẽ chính là phương pháp hạn chế sự sinh sôi của ruồi. Cần nhanh chóng dọn dẹp thức ăn thừa và rửa sạch chén bát ngay sau khi ăn. Ưu tiên lưu trữ thực phẩm trong tủ lạnh hoặc che chắn thức ăn một cách cẩn thận. Dùng thùng rác có nắp đậy để tránh vô tình tạo môi trường sống lý tưởng cho ruồi.
4.3. Sử dụng bình xịt côn trùng
Để tiêu diệt nhanh và tận gốc ruồi ngay từ giai đoạn trứng và ấu trùng, bên cạnh việc giữ cho môi trường sạch sẽ, mỗi gia đình cũng cần bình xịt côn trùng thường xuyên và đúng cách. Qua đó sẽ giảm dần số lượng ruồi và các loại côn trùng gây hại xung quanh nhà, duy trì một môi trường sống an toàn, thoải mái.
5. Biện pháp phòng bệnh cho mọi gia đình
Là thương hiệu đến từ Malaysia, trong suốt hơn 30 năm có mặt tại thị trường Việt Nam, Mosfly đã từng bước hòa nhập và dần trở thành thương hiệu quen thuộc được hàng triệu người tiêu dùng tin tưởng.
Các sản phẩm của Mosfly luôn được chú trọng sử dụng công nghệ hiện đại, thân thiện môi trường và không gây hại cho con người. Thành công của Mosfly được định hình và minh chứng qua thời gian bằng sự hài lòng và niềm tin yêu của khách hàng trong hơn 3 thập kỷ.
Không chỉ dừng lại là một thương hiệu diệt muỗi và côn trùng, Mosfly với sứ mệnh trở thành thương hiệu quốc dân của mọi nhà, luôn sẵn sàng đồng hành cùng bạn trong việc bảo vệ sức khỏe và phòng ngừa bệnh từ muỗi và côn trùng có hại.
Để phòng tránh các bệnh do ruồi gây ra, sản phẩm xịt muỗi và côn trùng của Mosfly chắc chắn sẽ là sự lựa chọn tuyệt vời cho mọi gia đình.